Lạm dụng rượu bia – con đường dẫn tới viêm đại tràng mãn tính

Theo các chuyên gia, việc thường xuyên dùng nhiều rượu, bia có thể gây tổn thương đa cơ quan từ thần kinh trung ương đến tâm thần, tim mạch, hệ cơ, suy thận, hệ tiêu hóa mà đặc biệt là đại tràng.

Tác hại của rượu bia lên đại tràng

Đại tràng là cơ quan phụ trách việc tống cặn bã và khí độc xuống dưới rồi bài tiết ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, nó còn có chức năng tái hấp thu nước, muối để cơ thể không bị mất nước sinh lý và giúp tổng hợp các vitamin nhóm B và vitamin K, giúp phân giải xơ thực vật, đường và chất béo.

Việc lạm dụng bia rượu quá mức khiến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm bị thay đổi, đây là cơ quan chi phối hệ tiêu hóa khiến nhu động ruột của ống tiêu hóa bị rối loạn, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng bị mất tác dụng, làm rối loạn cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và làm thay đổi quá trình sinh hóa tái hấp thu và đào thải ở đại tràng. Từ đó, làm cho các chứng năng chính của đại trạng bị rối loạn, không tái hấp thu nước điện giải gây tiêu chảy, phân nát, đau bụng, kích thích đi ngoài nhiều lần và gây ra bệnh viêm đại tràng

Ngoài ra, các chất kích thích có trong bia rượu, chè, cafe được sử dụng để chống cơn buồn ngủ nhưng hệ quả là làm đại tràng co thắt mạnh hơn dẫn tới tình trạng đau quặn bụng. Nếu kéo dài, chức năng đại tràng và các Tạng phủ suy yếu và ngày càng rối loạn nghiêm trọng hơn.

Không chỉ vậy, bia rượu còn khiến đại tràng mất dần khả năng sản xuất vitamin B, K, xuất huyết làm cho cơ thể thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này lý giải tại sao những người bệnh viêm đại tràng thường trở nên xanh xao, gầy mòn nếu uống nhiều rượu.

Nguy hiểm hơn, viêm đại tràng sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính, chảy máu nặng, ung thư đại trực tràng – một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam.

lam-dung-ruou-bia-nguy-co-mac-viem-dai-trang-cao

Những lưu ý cần thiết khi ăn nhậu

Để giảm thiểu những tác hại do rượu bia gây, người uống cần chú ý không được dùng quá nhiều rượu bia. Khi cần thiết phải sử dụng thì nên lựa chọn các loại rượu bia có độ còn thấp (dưới 30 độ) và thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, không nên uống rượu lúc đói vì khi đó rượu sẽ hấp thu nhanh hơn và gây hại nhiều hơn cho đường tiêu hóa. Nên uống kèm cháo hoa, nước ép trái cây, nước cam hoặc nước chanh để trung hòa cồn trong rượu và giúp giải rượu nhanh. Người bệnh cũng nên hạn chế dùng các loại rượu ngâm từ động vật vì có thể chứa nhiều độc tố.

Người bệnh có thể sử dụng các loại sản phẩm chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho đường ruột để làm giảm nhanh các triệu chứng nhiễm độc do việc ăn nhậu quá mức gây ra như đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, phân sống…

Theo suckhoedoisong