Làm thế nào để trị tận gốc viêm đại tràng mãn tính?

Viêm đại tràng mãn tính tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại rất khó chữa và dễ tái phát. Tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây bệnh mới thấy từ trước tới nay hầu hết chúng ta chỉ trị được phần “ngọn”, chứ chưa chữa được “gốc” của bệnh!

lam-the-nao-de-tri-tan-goc-viem-dai-trang-man-tinh

Trị triệu chứng là chưa đủ

Một số triệu chứng dễ nhận biết của bệnh viêm đại tràng là: thường bị đau bụng kéo dài, đi ngoài, thường đi phân lỏng, đôi khi có táo, đôi khi là cả hai, phân thường không thành khuôn, dễ bị đầy hơi, trướng bụng, triệu chứng thường xuất hiện khi ăn đồ ăn lạ, uống đồ lạnh hoặc chất kích thích. Những dấu hiệu như trên có thể thuyên giảm khá nhanh khi sử dụng các loại thuốc Tây y, Đông y và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, chỉ tìm cách để trị những triệu chứng là chưa đủ!

“Gánh nặng” của niêm mạc đại tràng

Bệnh viêm đại tràng có thể bắt đầu từ một đợt cấp, do nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thức ăn, sẽ xuất hiện những tổ chức viêm nhẹ trên bề mặt niêm mạc đại tràng. Chúng ta thường không lưu tâm đến chúng vì biểu hiện bệnh lúc này là chưa rõ ràng. Khi cảm thấy đau thì thói quen của chúng ta là uống kháng sinh, hoặc các loại thảo dược, để giải quyết nhanh các triệu chứng với tâm lý “đỡ là thôi”. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, triệu chứng giảm không đồng nghĩa với việc niêm mạc đại tràng đã bình phục hoàn toàn! Trong khi đó, ngày nào đại tràng cũng phải tiếp xúc với từng ấy thức ăn, chất kích thích, thậm chí là đồ ăn nhiễm khuẩn dẫn đến niêm mạc có thể bị kích ứng và tái phát viêm bất cứ khi nào. Điều này giải thích tại sao bệnh lại hay tái phát như vậy!

Tái tạo niêm mạc đại tràng bằng cách nào?

Nhiều bệnh nhân tìm đến các loại thảo dược với hi vọng chữa được bệnh mà tác dụng phụ ít, song, các thuốc này cũng chỉ chú ý đến việc cầm triệu chứng chứ không điều trị được tận gốc bệnh. Còn thuốc kháng sinh có tác dụng chữa lành vết loét bằng cơ chế tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng đồng thời nó cũng tiêu diệt vi khuẩn có lợi – những chiến binh làm việc trong nhà máy tiêu hóa. Từ đó tỷ lệ vàng của hệ vi sinh đường ruột (85% lợi khuẩn – 15% hai khuẩn) bị mất đi.

lam-the-nao-de-tri-tan-goc-viem-dai-trang-man-tinh 1

Người bệnh cần hiểu rõ về vai trò của lợi khuẩn trong điệu trị viêm đại tràng mãn tính. Vi khuẩn có lợi giúp loại bỏ các chất độc hại trong thức ăn, tiết enzym tiêu hóa,thức ăn, giúp tái tạo niêm mạc đại tràng làm vết loét mau lên da non, mau lành, và đồng thời tạo hệ lông nhung như một lớp thảm bảo vệ đường ruột, đại tràng không cho hại khuẩn tấn công. Nhờ cơ chế cộng sinh, sau khi được đưa vào hệ tiêu hóa, lợi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở, tạo thành một đội quân hung hậu, bảo vệ đại tràng của bạn.

Một lưu ý nữa, đại tràng là nơi cư trú của nhiều loại lợi khuẩn, trong đó, bifidobacterium (bifido) là loại lợi khuẩn chiếm ưu thế, tới 99.9%. Do đó, để trị được tận gốc bệnh viêm đại tràng mạn tính, người bệnh cần được bổ sung số lượng lớn lợi khuẩn bifido. Dựa vào đặc điểm của lợi khuẩn này là rất nhạy cảm với axit dạ dày, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã áp dụng công nghệ hiện đại, độc đáo bảo vệ giọt nước hình cầu có màng bọc kép kháng axit nên đưa được 90% lợi khuẩn Bifido sống xuống đến tận đại tràng, giúp cho bệnh viêm đại tràng không những dễ điều trị dứt điểm, mà còn giảm tối đa nguy cơ tái phát!



Theo tapchiykhoa