Muốn dứt điểm viêm đại tràng phải chữa đúng cách

Viêm đại tràng khó chữa và dễ tái đi tái lại. Vậy nên muốn dứt điểm viêm đại tràng phải chữa đúng cách nếu không muốn phải xác định sống chung với bệnh.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng (ruột già). Ở nước ta, viêm loét đại tràng khá phổ biến, chiếm 15 – 20 % dân số và đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa độ tuổi mắc. Viêm đại tràng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh, và dễ tái đi tái lại, chuyển sang thể mãn tính, kéo dài trong thời gian dài khến người bệnh suy kiệt, thậm chí phát sinh những biến chứng vô cùng nguy hiểm như thủng ruột, ung thư đại tràng.

tri-dut-diem-viem-dai-trang

Nguyên nhân nào khiến đại tràng bị tổn thương viêm nhiễm?

Đại tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn đã được chuyển hóa một phần tại ruột non, tiết dịch đại tràng, hấp thu muối nước, tổng hợp vitamin, hình thành phân để đào thải ra ngoài. Dịch đại tràng thường ở dạng trung tính hoặc kiềm yếu, kết hợp với một số chất còn lại trong bã thức ăn, cộng thêm điều kiện nhiệt độ thích hợp là môi trường vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng có hại từ thức ăn đưa vào. Chúng tấn công niêm mạc đại tràng và tiết ra độc tố gây viêm nhiễm, xuất huyết.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau nhóm NSAIDs… hoặc sử dụng thường xuyên các chất kích thích có hại như rượu bia, thuốc lá, những nguồn thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh như rau củ quả được bơm hóa chất hay còn tồn tại thành phần thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thịt có hóa chất cấm…. cũng là những nguyên nhân gây viêm đại tràng và nhiều loại bệnh tật khác. Niêm mạc đại tràng vốn mỏng manh lại liên tục tiếp xúc với những hóa chất này lại càng trở nên dễ bị thương tổn.

tri-dut-diem-viem-dai-trang-2

Dâu hiệu tố cáo bạn đã bị viêm đại tràng?

Thông qua những biểu hiện lâm sàng của bệnh, người ta chia viêm đại tràng thành hai thể: cấp tính và mãn tính. Đối với thể cấp tính, các triệu chứng thường rầm rộ như tiêu chảy đột ngột, đau quặn bụng, đi ngoài liên tục, phân toàn nước, có máu, mủ hoặc nhầy. Trường hợp nặng có thể bị mất nước, rối loạn điện giải, trụy tim mạch, thậm chí tử vong.

Đối với thể mãn tính, thường có từng đợt bệnh phát triển rầm rộ xen lẫn với những đợt thuyên giảm mà không cần dùng thuốc. Triệu chứng điển hình nhất là đau bụng quanh rốn, đau bụng dưới hoặc đau dọc hai bên hạ sườn. Đau thường xảy ra vào buổi sáng nhưng cũng có thể âm ỉ cả ngày, đi ngoài xong bớt đâu nhưng cảm giác không được thoải mái và muốn đi nữa. Kèm với đau bụng là những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón, bụng căng chướng, ăn uống khó tiêu. Những triệu chứng này thường tăng lên khi ăn phải đồ ăn lạ, tanh, sống hoặc khi căng thẳng, áp lực về thần kinh.

Chữa không đúng cách, bệnh tái đi tái lại

Hiện nay, việc điều trị viêm loét đại tràng đang gặp nhiều khó khăn, bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là do sự hiểu biết sai lệch của người bệnh về bệnh và hướng điều trị. Người bệnh thường chỉ chú trọng vào việc trị triệu chứng bằng cách uống các loại thuốc Tây y như thuốc giảm đau, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống táo bón … mà không tập trung vào trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh cũng như tái tạo niêm mạc đại tràng. Trong khi đó, niêm mạc đại tràng vốn tổn thương lại thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, vi khuẩn từ thức ăn nên rất dễ tái phát.

tri-dut-diem-viem-dai-trang-3

Viêm đại tràng rất dễ tái phát nếu không chữa trị đúng cách

Mặt khác, đa phần người bệnh đều có xu hướng dùng kháng sinh để điều trị. Điều này rất nguy hiểm bởi kháng sinh chỉ được sử dụng khi có nhiễm khuẩn. và mỗi loại vi khuẩn gây bệnh thì có kháng sinh chuyên biệt. Nếu sử dụng bừa bãi, không đúng loại, đúng liều sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, làm mất đi hệ vi sinh có ích trong ruột – vốn vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, tăng cường miễn dịch.

Cách trị dứt điểm viêm đại tràng, không tái phát?

Để điều trị tận gốc viêm đại tràng cần phải phối hợp nhiều yếu tố. Trước tiên, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ, đồng thời tái tạo phục hồi niêm mạc bị tổn thương, nâng cao hệ miễn dịch ruột. Song song với việc dùng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tránh tác động xấu đến đại tràng, thúc đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Trong cơ thể người khỏe mạnh, thành đại tràng được bảo vệ bởi một lớp màng nhầy có thành phần chủ yếu là lợi khuẩn bifidobacteria (bifido). Lợi khuẩn bifido ức chế sự phát triển của hại khuẩn trong đại tràng, ngăn không cho chúng tạo các vết viêm loét lên thành đại tràng.

Ngoài ra, lợi khuẩn còn hấp thu một phần dinh dưỡng trong thực phẩm chưa được hấp thu hết ở ruột non. Bifido cũng sản xuất các vitamin B1, B2, B6, B12 và axit folic giúp sinh năng lượng, cải thiện tâm trạng, hạn chế các cơn đau, co thắt ở thành đại tràng.

Tuy nhiên, số lượng lợi khuẩn dễ bị giảm do các hóa chất trong thực phẩm, rượu, bia, stress, thuốc kháng sinh, tuổi tác… Khi  lượng lợi khuẩn chết đi tăng nhanh hơn lượng sinh ra, lớp bảo vệ thành đại tràng sẽ mỏng đi hoặc mất hẳn. Đây là điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn và các chất có hại trong thực phẩm (dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản, phụ gia…) xâm chiếm, hình thành những vết viêm loét ở thành đại tràng và gây ra bệnh viêm đại tràng mãn tính. Nếu viêm nhiễm lặp lại thường xuyên có thể gây ung thư đại tràng.

Bệnh viêm đại tràng khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát. Người bệnh cần kiêng ăn đồ ăn cay, nóng, lạnh, rượu, bia, sữa, thuốc kháng sinh, stress… nhằm tránh các ổ viêm nhiễm mới.

Người bệnh cần điều trị bằng thuốc để chữa các vết loét và giảm triệu chứng (đi ngoài, giảm đau bụng, rối loạn tiêu hóa…), bổ sung lợi khuẩn Bifido vào đường ruột (ruột non và đại tràng) để tạo lớp màng nhầy bảo vệ, làm lành các ổ viêm loét thành đại tràng và tránh tái nhiễm.

Theo trithuctre