Ăn gì, kiêng ăn gì khi bị viêm đại tràng mãn tính?

Viêm đaị tràng mãn tính là bệnh liên quan đến tiêu hóa nên chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh cần được chú ý kỹ càng.

Một thực đơn khoa học, hợp lý không những giúp bệnh nhân giảm bớt được những cơn đau mà còn hỗ trợ quá trình điều trị. Vậy người mắc viêm đại tràng mãn tính nên và không nên ăn gì?

Nên ăn

Các tác nhân gây bệnh khiến cho niêm mạc ruột bị tổn thương, rối loạn tiêu hóa và quá trình bài tiết. Chính vì thế, người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng phù hợp vừa làm giảm các triệu chứng của bênh, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

  • Tăng cường bổ sung đạm cho cơ thể từ cá, sữa đậu nành, sữa không lactose. Thịt nạc nên xay và viên tròn giúp cơ thể tiêu hóa dễ hơn khi dùng miếng lớn.
  • Khi bị táo bón, người bệnh nên tăng cường ăn các loại hoa quả và rau xanh để bổ sung chất xơ.
  • Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân ăn các thức ăn chứa nhiều chất xơ như khoai mì,khoai lang, đậu đen, đậu nành, rau muống, sầu riêng…
  • Cách chế biến thức ăn cho ngườiviêm đại tràng mãn tính thường dưới dạng luộc, hấp, hoặc kho, hạn chế các món xào rán.

Bên cạnh đó, hàng ngày, nên massage bụng theo chiều kim đồng hồ từ 200 – 300 vòng vào mỗi tối trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy để hình thành thói quen đi ngoài một lần/ngày.

Cách xử lý tình trạng đầy hơi, trướng bụng 1

Không nên ăn

Theo dõi chặt chẽ thực đơn và phản ứng của cơ thể, nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi ăn món ăn nào thì cần phải gạch bỏ món đó ra. Dưới đây là một số thức ăn người bệnh viêm đại tràng mạn tính không nên dùng:

  • Không nên ăn chất xơ dạng không tan như cellulose để hạn chế tình trạng thành ruột bị “cọ xát”.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao như: đậu quả, súp lơ xanh, ngô, nấm và hành củ,… vì chúng có thể gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Không nên dùng các loại đồ uống rượu, bia, cà phê, trà…cũng như các thức uống chứa cafein: nước ngọt có gas, nước tăng lực vì nó có thể khiến người bệnh khó kiểm soát triệu chứng bệnh.
  • Không hút thuốc lá, ăn đồ cay như ớt, tiêu, tránh các thức ăn ôi thiu và nhiễm khuẩn hóa chất.
  • Giảm tối đa lượng chất béo, các loại thực phẩm có nhiều lactose như sữa, quả ngọt, mật ong… khi bị táo bón. Vì đây là chất mà cơ thể người bệnh kém hấp thu, ăn vào dễ bị đầy hơi, tiêu chảy.
  • Hạn chế các loại gia vị và nước sốt có nhiều chất béo như mayonaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì vì trong một số trường hợp nó có thể gây ra các triệu chứng viêm loét đại tràng.

Lưu ý: Vì viêm đại tràng là bệnh có tổn thương trong hệ tiêu hóa, nên để điều trị tận gốc bệnh thì ngoài việc điều trị triệu chứng thì cần tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng thì bệnh mới có thể chữa khỏi được.

Theo songkhoe.vn