Phân biệt viêm đại tràng và đại tràng co thắt

Bệnh về đại tràng có rất nhiều nên cần nhận biết chính xác bệnh để điều trị đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt viêm đại tràng và đại tràng co thắt, hai chứng bệnh đại tràng phổ biến nhất.

Phân biệt viêm đại tràng và đại tràng co thắt qua định nghĩa

Viêm đại tràng: Hiểu là tình trạng viêm nhiễm khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương do vi khuẩn và ký sinh trùng tấn công qua đường ăn uống, cũng có thể khởi phát do viêm đường tiêu hóa cấp tính gây nên. Viêm đại tràng có các ổ viêm và loét nhìn thấy được khi siêu âm hoặc nội soi. Viêm đại tràng có các biểu hiện: đau bụng, đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa thường xuyên hoặc kéo dài và có các biểu hiện khác như (mệt mỏi, chán ăn, cáu gắt, sút cân,…).

hoi-dap-viem-dai-trang-man-tinh2

Còn viêm đại tràng mạn tính là tình trạng bệnh viêm đại tràng không được điều trị triệt để, lâu ngày dẫn tới hiện tượng kháng thuốc hoặc nhờn thuốc. Niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm làm lan tỏa các khu trú hoặc tổn thương với mức độ khác nhau. Nếu bị nặng có thể xung huyết, xuất huyết, có ổ áp xe, nhẹ thì viêm không bền vững nên dễ bị chảy máu. Các ổ viêm nhiễm để lâu tạo thành nhiều cơn đau liên tục, ở phần cuối đại tràng (ruột kết) có khả năng hình thành các u nhỏ, các tế bào lành tính gọi là các bướu thịt, để lâu có thể biến chứng dẫn đến ung thư ruột kết.

Đại tràng co thắt (hay còn gọi là Hội chứng ruột kích thích): là một rối loạn cơ năng của đại tràng, người bị đại tràng co thắt không có biểu hiện bất thường nào ở đại tràng, khi soi không có ổ viêm loét. Nguyên nhân gây ra đại tràng co thắt chưa có kết luận rõ ràng, tuy nhiên có 4 hệ thống của cơ thể có liên quan đến bệnh lý này là: hệ thống sinh lý, hệ thống cảm xúc, hệ thống nhận thức, hệ thống hành vi.

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là: đau bụng, khó chịu ở bụng, chướng bụng, cảm giác nặng bụng, sau khi đại tiện sẽ thấy dễ chịu, đại tiện thất thường (có thể ngày đi 3 lần hoặc tuần đi 3 lần), phân lúc lỏng lúc táo, có khi có nhầy mũi. Lưu ý: người bị đại tràng co thắt phân không bao giờ có máu, vì ở đại tràng không thực sự có tổn thương.

Bộ não là cơ quan thần kinh quan trọng nhất của cơ thể, còn đường ruột lại liên quan trực tiếp đến hệ thần kinh. Những nghiên cứu gần đây về việc sự mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột là nguyên nhân gây ra một loạt các vấn đề về tâm lí – đã lý giải vì sao đường ruột thường còn được gọi là “bộ não thứ hai” của cơ thể.

Do đại tràng có kết nối với não, nó có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi stress và các cảm xúc, nên khi bạn sợ hãi, tim bạn đập nhanh hơn, lúc đó đại tràng phản ứng (căng thẳng) bằng cách co thắt quá nhiều hoặc quá ít. Đại tràng ở từng người có độ nhạy cảm khác nhau và phản ứng mạnh mẽ với sự kích thích từ thực phẩm.

Hiện nay, các chứng bệnh  trên khá phổ biến và có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, phân biệt viêm đại tràng và đại tràng co thắt để có phương pháp điều trị kịp thời, mặc dù không nguy hiểm nhưng để lâu sẽ gây ra các biến chứng: thủng đại tràng, ung thư đại tràng, suy nhược cơ thể, áp xe gan,… và nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.

phan biet viem dai trang va hoi chung ruot kich thich 02

Vậy tại sao người bị viêm đại tràng và đại tràng co thắt cần bổ sung lợi khuẩn?

Cách điều trị viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích đều có điểm chung là: phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và hợp lý. Điều quan trọng nhất là phải bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, vì lợi khuẩn có vai trò đặc biệt quan trọng mà không gì có thể thay thế được để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.

Lợi khuẩn có tác dụng hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể, đồng thời tạo thành lớp màng bảo vệ đường ruột chống lại các tác nhân độc hại xâm nhập vào cơ thể, lợi khuẩn cũng chính là nhà máy sản xuất vitamin K giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Những người bị viêm đại tràng bổ sung các loại men vi sinh có thành phần chủ yếu là lợi khuẩn Bifido bacterium là cách điều trị hiệu quả nhất, vì đây là loại lợi khuẩn cư trú chủ yếu trong ruột già (đại tràng), chúng chiếm 99,9% tổng số lợi khuẩn trong đường ruột giúp tái tạo lớp màng bảo vệ thành ruột, làm liền các ổ viêm nhiễm của đại tràng.

Còn đối với hội chứng ruột kích thích thì bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh giúp đường tiêu hóa ổn định và khắc phục các triệu chứng: cảm giác khó chịu vùng bụng, đau bụng kéo dài và lặp đi lặp lại, đại tiện bất thường.

Video tham khảo: